Đồng bào dân tộc Mông Sơn La chia thành nhiều nhóm khác nhau, như: Mông Đen, Mông Trắng, Mông Hoa..., mỗi nhóm đều có những nét văn hoá truyền thống về trang phục độc đáo riêng. Trong đó, có đồng bào Mông Hoa ở bản Tà Xùa (Tà Xùa, huyện Bắc Yên) vẫn còn lưu giữ nghề thêu thổ cẩm trên trang phục bằng vải lanh.
Khởi nghiệp từ năm 2013 với sáng kiến máy cho tôm ăn tự động, đến nay chàng trai 9X Nguyễn Hải Đăng (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã thành lập được công ty riêng.
Trong hàng trăm bản sắc phong thần của Triều Nguyễn được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều sắc ban cho các nhân thần, là những bậc công thần có công lao với quê hương, đất nước. Trong đó, có bản sắc phong thần cho ông Phạm Văn Nga - thân phụ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Món Lẩu cháo cá mang ếch nấu gạo huyết rồng được chế biến từ gạo huyết rồng có nguồn gốc từ vùng Đồng Tháp Mười kết hợp cá mang ếch (cá mao ếch) của đất biển Kiên Giang.
Dù đã không còn tồn tại từ lâu, nhưng từ thế kỷ XVII vương quốc cổ Chămpa đã để lại ở xứ Panduranga về phía Nam nhiều di sản văn hóa đặc sắc, với cả một hệ thống đền thờ và giá trị nhất là di sản tượng cổ.
Xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) có nhiều ngọn đồi hoang, đồng cỏ xanh tốt, giống như những thảo nguyên nhỏ, rất thích hợp với việc chăn thả các đàn ngựa, hứa hẹn cho một loại hình du lịch mới của địa phương...
Trên địa bàn huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông), nhất là khu vực đá núi lửa có rất nhiều cây chuối mọc đơn lẻ nhưng rất xanh tốt, người dân nơi đây gọi là "chuối cô đơn".
Chỉ riêng khu vực bãi bồi cửa sông, ven biển thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) đã có 1.647 loài, trong đó có tới 9 loài chim, 3 loài cá, 4 loài bò sát, 1 loài giáp xác có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007...
Cả vạn cây nghiến tựa như những cột chống trời mọc lên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong khu bảo tồn, có những cụ nghiến khổng lồ, nghìn năm tuổi, thân to bằng 6 người ôm, cao 40m.
Ngày trước quê tôi có vườn dừa nước bạt ngàn. Lũ trẻ chúng tôi sau giờ học là vác cần câu đi câu cá bống dừa. Loài cá này rất khoái mồi tép, trùn đất nên chỉ cần thả câu vào bẹ dừa nước là chúng đớp mồi ngay.
Làng nghề làm tranh kiếng Bà Vệ ở An Giang tồn tại hàng trăm năm đang bước vào giai đoạn thoái trào và có nguy cơ thất truyền. Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn còn đó những người thợ tài hoa lưu giữ hồn quê qua từng bức tranh.
Xúc cá mè vinh phải có mồi dẫn dụ để cá tập trung lại. Lá khoai mì, bìm bìm hay chùm lúa non đang độ ngậm sữa tỏa hương thơm thu hút bầy cá là những tuyệt chiêu dụ cá của người dân quê tôi.
Dọc hai bên lề của tuyến đường nông thôn mới xã Phú Trung, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), nhiều loại hoa. cây kiểng (cây cảnh) được trồng theo hàng thẳng lối 2 bên đường. Đường trồng cây cảnh, trồng hoa đã tô điểm cho bức tranh nông thôn mới tại địa phương thêm tươi mới và đầy sức sống.
Khi vườn của ông H’Mêch (huyện huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã mọc xanh dày kín những cây bời lời đỏ, dân làng mới ngớ ra. Làng thấy việc trồng cây lạ thì rất sợ Yàng quở phạt. Cả làng cương quyết phạt vạ H’Mêch để tạ lỗi với Yàng. Ý định trồng bời lời của H’Mêch coi như thất bại.
Hơn 12 năm bén rễ ở xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu), cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân các dân tộc thiểu số, trong đó có bà con dân tộc Giáy tăng thu nhập, tiến tới làm giàu…